Khi AMD ra mắt bộ đôi chipset X870 và X870E dành cho socket AM5, người dùng đã có thêm nhiều lựa chọn cho bộ vi xử lý CPU Ryzen 7000 và Ryzen 9000 mới nhất. Tuy nhiên, không ít người phân vân giữa X870 và X870E. Bài viết dưới đây từ Hà Linh Computer sẽ giúp bạn phân tích điểm khác nhau giữa 2 loại chipset này và sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Mainboard X870-X870E là dòng bo mạch chủ mới của AMD, chính thức ra mắt vào cuối năm 2024, cùng thời điểm với sự xuất hiện của loạt vi xử lý Ryzen 9000 series. Đây là một bản nâng cấp đáng kể so với thế hệ X670, được phát triển để tương thích hoàn toàn với socket AM5, hỗ trợ đầy đủ các CPU AMD Ryzen từ thế hệ 7000 đến 9000.
Không chỉ cải thiện hiệu suất tổng thể, X870-X870E còn được trang bị nhiều nâng cấp về khả năng kết nối, hỗ trợ thiết bị mở rộng, giúp đáp ứng tốt nhu cầu xử lý cao cấp trong các tình huống yêu cầu tốc độ và hiệu quả.
Tổng thể, X870 là lựa chọn lý tưởng cho các cấu hình PC cao cấp, đặc biệt phù hợp với người dùng chuyên về đồ họa, xử lý dữ liệu lớn, hoặc chạy các ứng dụng AI phức tạp, những tác vụ luôn ưu tiên sự ổn định và hiệu năng tối đa.
Bộ vi mạch |
Làn CPU PCIe |
Làn Chipset PCIe |
NVME |
USB 5Gbps |
USB 10Gbps |
USB 20Gbps |
Ổ cứng SATA |
USB 4.0 |
X870E |
16x5.0 (GPU) 4x5.0(M.2) 4x5.0 |
12x4.0 8x3.0 |
PCIe 5.0 |
2 |
12 |
2 |
8 |
Tiêu chuẩn |
X870 |
16x5.0(GPU) 4x5.0(M.2) 4x5.0 |
8x4.0 4x3.0 |
PCIe 5.0 |
1 |
6 |
1 |
4 |
Tiêu chuẩn |
Mặc dù cả hai đều cung cấp cho bạn PCI-e 5.0 cho GPU và ổ M.2 chính, nhưng Mainboard X870E vẫn có tổng số làn PCIe nhiều hơn X870 8 làn. Điều này cho phép X870E hỗ trợ nhiều thiết bị mở rộng hơn như GPU thứ hai, card mạng 10GbE, hoặc SSD M.2 PCIe 5.0 mà không làm giảm băng thông.
X870E có số lượng USB tốc độ cao (10Gbps & 20Gbps) gấp đôi X870. Với người dùng cần truyền tải dữ liệu thường xuyên qua thiết bị ngoại vi, đây là điểm cộng lớn. Ngoài ra, số cổng SATA cũng được mở rộng giúp hỗ trợ thêm ổ cứng lưu trữ truyền thống.
Cả hai dòng chipset đều hỗ trợ ép xung mạnh mẽ. Chúng có các tính năng như PBO (Precision Boost Overdrive) được nâng cao, giúp tối ưu hóa khả năng ép xung của CPU. Nhưng mainboard X870E thường được trang bị VRM mạnh hơn và tản nhiệt cao cấp hơn, phù hợp cho các CPU Ryzen 9 dòng X hoặc X3D. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất ổn định khi hoạt động liên tục hoặc render nặng.
X870 và X870E đều hỗ trợ socket AM5, tương thích tốt với Ryzen 7000 và 9000 series. Tuy nhiên, nhờ số lượng kết nối và lane nhiều hơn, X870E sẽ giúp bạn sử dụng lâu dài hơn mà không lo thiếu băng thông khi nâng cấp phần cứng trong tương lai.
Trên thực tế, FPS khi chơi game giữa X870 và X870E gần như không chênh lệch nếu sử dụng cùng một CPU và GPU. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng thêm card mở rộng (capture card, sound card,...) thì X870E sẽ cho trải nghiệm tốt hơn nhờ số lượng lane lớn hơn.
Một số mainboard X870 chỉ hỗ trợ 1 khe M.2 PCIe 5.0, trong khi X870E có thể hỗ trợ từ 2 khe trở lên nên có khả năng đọc/ghi dữ liệu nhanh vượt trội. Nếu bạn muốn tận dụng tối đa SSD siêu nhanh như MP700 PRO SE PCIe 5.0, hãy chọn X870E để không bị giới hạn băng thông.
Cả hai dòng đều hỗ trợ DDR5 tốc độ cao, có thể lên tới DDR5-8400 MHz hoặc cao hơn. Tuy nhiên, mainboard X870E cao cấp như MSI GODLIKE hay ASUS ROG Crosshair còn có các tính năng mở rộng như M.2 XPANDER-Z SLIDER GEN5 để tăng số lượng khe cắm M.2 PCIe 5.0 và các tính năng EZ DIY giúp việc nâng cấp và bảo trì hệ thống trở nên dễ dàng hơn. X870E thường được trang bị nhiều tính năng cao cấp hơn, đặc biệt là về khả năng mở rộng và ép xung.
Khi lựa chọn giữa X870 và X870E, yếu tố quan trọng nhất là nhu cầu sử dụng và ngân sách của bạn.
Nếu bạn chơi game đơn thuần để giải trí, chỉ dùng 1 GPU và 1 SSD, không có nhu cầu sử dụng quá nhiều thiết bị ngoại vi và muốn tiết kiệm chi phí thì X870 là đủ.
Nếu bạn stream game hoặc game thủ chuyên nghiệp hoặc có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị ngoại vi, dùng nhiều thiết bị USB tốc độ cao, X870E sẽ phù hợp hơn để đảm bảo khả năng kết nối tối ưu.
Với những người làm sáng tạo nội dung và làm việc đồ họa chuyên nghiệp, mainboard X870E là lựa chọn nên ưu tiên hơn so với X870.
Nhờ khả năng kết nối vượt trội và hiệu năng cao hơn, X870E đặc biệt phù hợp cho các tác vụ nặng như dựng hình 3D, chỉnh sửa video 4K/8K, xử lý đồ họa phức tạp hay chạy workstation đa tác vụ với nhiều ổ cứng, card mở rộng.
Những yêu cầu khắt khe của các phần mềm chuyên dụng sẽ được đáp ứng tốt hơn với nền tảng mạnh mẽ và khả năng mở rộng tối ưu mà X870E mang lại.
Trong trường hợp ngân sách hạn chế, bo mạch chủ X870 sẽ là lựa chọn hợp lý hơn so với X870E. Mặc dù X870E được trang bị nhiều tính năng cao cấp và hiện đại hơn, nhưng đi kèm với đó là mức giá cao hơn ~20–30%. Trong khi đó, X870 vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của phần lớn người dùng, từ làm việc đến giải trí, với chi phí hợp lý hơn, phù hợp để xây dựng cấu hình hiệu quả mà vẫn tiết kiệm.
Thông số sản phẩm
Chipset: AMD X870E
Hỗ trợ CPU: CPU AMD Ryzen 7000 & 8000 & 9000 Series Socket AM5
Khe cắm RAM: 4 x DIMM DDR5 (Tối đa 192GB)
Kích thước: ATX
Hỗ trợ Wi-Fi 7 & Bluetooth 5.4
Thông số sản phẩm
Chipset: AMD X870E
Hỗ trợ CPU: CPU AMD Ryzen 7000 & 8000 & 9000 Series Socket AM5
Khe cắm RAM: 4 x DIMM DDR5 (Tối đa 256GB)
Kích thước: ATX
Hỗ trợ Wi-Fi 7 & Bluetooth 5.3
Thông số sản phẩm
Chipset: AMD X870
Hỗ trợ CPU: CPU AMD Ryzen 7000 & 8000 & 9000 Series Socket AM5
Khe cắm RAM: 4 x DIMM DDR5 (Tối đa 192GB)
Kích thước: ATX
Hỗ trợ Wi-Fi 7 & Bluetooth 5.4
Thông số sản phẩm
Chipset: AMD X870
Hỗ trợ CPU: CPU AMD Ryzen 7000 & 8000 & 9000 Series Socket AM5
Khe cắm RAM: 4 x DIMM DDR5 (Tối đa 192GB)
Kích thước: ATX
Hỗ trợ Wi-Fi 7 & Bluetooth 5.4
Thông số sản phẩm
Chipset: AMD X870
Hỗ trợ CPU: CPU AMD Ryzen 7000 & 8000 & 9000 Series Socket AM5
Khe cắm RAM: 4 x DIMM DDR5 (Tối đa 256GB)
Kích thước: ATX
Hỗ trợ Wi-Fi 7 & Bluetooth 5.4
Cả hai chipset X870 và X870E đều là dòng mainboard vượt trội dành cho CPU Ryzen 9000. Việc lựa chọn X870 hay X870E phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và ngân sách của bạn. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn thì hãy ghé thăm Hà Linh Computer để được tư vấn chipset phù hợp và nhận được những ưu đãi mới nhất!