Adobe Lightroom

Adobe Lightroom là phần mềm chỉnh sửa và quản lý ảnh chuyên nghiệp do Adobe phát triển. Nó cung cấp các công cụ mạnh mẽ để chỉnh sửa màu sắc, ánh sáng và chi tiết, đồng thời hỗ trợ quản lý thư viện ảnh lớn một cách hiệu quả. Lightroom cho phép người dùng dễ dàng chỉnh sửa và tổ chức ảnh của họ ở bất kỳ đâu, trên máy tính hoặc thiết bị di động.

Adobe Lightroom, phát triển bởi Adobe Systems, ra mắt bản beta đầu tiên năm 2006 và chính thức phát hành năm 2007 cho macOS và Windows. Phần mềm này đã trải qua nhiều cải tiến, từ phiên bản Lightroom 4 (2012) với chỉnh sửa video và geotagging, đến Lightroom 6 và Lightroom CC (2015) hỗ trợ đồng bộ Creative Cloud. Năm 2017, Lightroom chia thành Lightroom Classic và Lightroom CC (nay là Lightroom), với tính năng đồng bộ đám mây và hỗ trợ đa thiết bị. Lightroom hiện là công cụ quan trọng cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và đam mê nhờ chỉnh sửa mạnh mẽ và quản lý ảnh hiệu quả.

Yêu cầu hệ thống

Xây dựng cấu hình

Adobe Lightroom sử dụng CPU nào tốt nhất?

Hiện tại, CPU toàn diện tốt nhất cho hầu hết các tác vụ của Lightroom là Core i9 14900K và 13900K của Intel . Đối với tác vụ  “Export” bộ xử lý có số lượng lõi cao hơn như Threadripper PRO của AMD có thể nhanh hơn một chút – nhưng với mức giá cao hơn nhiều và hiệu năng giảm ở các tác vụ khác do xung nhịp thấp.

Biểu đồ so sánh

Hiệu năng với Lightroom của 1 số CPU thế hệ mới.

Nhiều lõi CPU hơn có làm cho Adobe Lightroom nhanh hơn không?

Với sự ra mắt của Lightroom Classic, Adobe đã có những bước tiến lớn trong việc có thể sử dụng hiệu quả các CPU có số lõi cao hơn. Tuy nhiên, việc có số lượng lõi cao (hơn ~ 8) thường chỉ giúp thực hiện một số tác vụ như Export và tạo bản Preview. Trong hầu hết các trường hợp, xung nhịp CPU cao sẽ tốt hơn rất nhiều so với 1 CPU có nhiều lõi nhưng xung nhịp thấp.

Nên chọn CPU Intel hay AMD cho Adobe Lightroom?

Adobe Lightroom phụ thuộc chủ yếu vào hiệu năng đơn nhân. Như được thể hiện trong biểu đồ bên trên, bộ vi xử lý Core thế hệ 14 của Intel hiện đang dẫn đầu về hiệu năng– tiếp đó là CPU AMD Ryzen 7000 Series. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi khi mỗi khi Intel và AMD được phát hành các thế hệ CPU đời mới hơn.

GPU (card màn hình) nào tốt nhất cho Adobe Lightroom?

Hiện tại, Lightroom Classic không sử dụng quá nhiều hiệu năng GPU trong các tác vụ. Vì vậy chúng tôi thường khuyên dùng GPU tầm trung để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng liên quan khác như Photoshop, After Effects… sử dụng GPU nhiều hơn. Bạn có thể Lựa chọn RTX 4060 Ti 16GB bởi dạo gần đây Adobe bổ sung các tính năng AI vào.

Adobe Lightroom  cần bao nhiêu VRAM (bộ nhớ card màn hình)?

Vì Lightroom không sử dụng nhiều GPU nên VRAM thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Chúng tôi khuyên bạn nên có ít nhất 6GB VRAM nếu bạn có màn hình 4K.

Adobe Lightroom có cần Card màn hình Quadro không?

Lightroom có thể sử dụng card màn hình Quadro, nhưng card GeForce là lựa chọn tốt hơn. Card GeForce không chỉ có giá cả phải chăng hơn nhiều mà chúng còn có thể sánh ngang hoặc thậm chí mạnh hơn hiệu năng của card Quadro với chi phí thấp hơn.

TOP 30 Cấu Hình Máy Tính Đồ Họa Tốt Nhất Cho Dân Thiết Kế

Liên hệ