Máy tính chạy chậm, thường xuyên treo lag không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc và trải nghiệm sử dụng. Trong bài viết này, Hà Linh Computer sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân khiến máy chậm và những cách xử lý triệt để để tăng tốc máy tính, từ đó dễ dàng tối ưu thiết bị của mình.
Khi bạn mở quá nhiều ứng dụng, tab trình duyệt hoặc quá nhiều ứng dụng tự động chạy ngay khi bạn khởi động máy, máy phải chia sẻ tài nguyên xử lý, dễ dẫn đến quá tải và giảm tốc độ vận hành.
Không chỉ những máy tính cũ, ngay cả những dòng máy đời mới, cấu hình cao cũng vẫn có thể gặp tình trạng chạy chậm. Một nguyên nhân thường gặp là do ổ cứng bị phân mảnh hoặc xuất hiện bad sector. Bên cạnh đó, ổ cứng HDD sau thời gian dài thường bị phân mảnh hoặc đầy dung lượng, khiến thời gian đọc/ghi dữ liệu tăng lên và làm máy chậm.
Khi lỗi này xảy ra, dữ liệu không thể được ghi hoặc đọc đúng cách, khiến máy lag, đơ và hoạt động ì ạch, gây khó chịu trong quá trình sử dụng.
Bụi bẩn tích tụ bên trong máy cản trở quá trình tản nhiệt, khiến nhiệt độ tăng cao và làm CPU, GPU phải giảm xung nhịp để bảo vệ linh kiện.
Các tập tin tạm, bộ nhớ đệm (cache), và lịch sử duyệt web tích tụ lâu ngày có thể chiếm dung lượng đáng kể, khiến máy tính hoạt động chậm chạp và nặng nề hơn. Ngoài ra, những file tự sinh trong quá trình sử dụng, các tệp vẫn còn nằm trong Thùng Rác, Virus, phần mềm độc hại chạy ngầm cũng khiến laptop trở nên cồng kềnh, dễ nóng máy, treo máy hoặc khởi động chậm hơn bình thường.
Khi bạn chạy các ứng dụng vừa hoặc nặng, hoặc mở quá nhiều chương trình cùng lúc, hệ điều hành của máy tính khó duy trì được khả năng đa nhiệm mượt mà. Điều này xuất phát từ giới hạn của dung lượng RAM, vì nó chỉ có thể tạm thời lưu trữ và xử lý một số lượng ứng dụng nhất định trong phạm vi của mình. Bộ nhớ RAM quá ít khiến máy không thể xử lý cùng lúc nhiều tác vụ, dễ dẫn đến tình trạng treo hoặc lag.
Nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần bấm "Delete" là file đã được xóa vĩnh viễn. Nhưng thực tế, thao tác này chỉ di chuyển file vào Thùng rác chứ chưa loại bỏ hẳn khỏi máy.
Để giải phóng hoàn toàn dung lượng, bạn cần vào Recycle Bin và xóa sạch các file không cần thiết. Ngoài ra, thư mục Download thường chứa rất nhiều file tải về mà bạn ít khi dùng đến — hãy dọn dẹp thường xuyên để tối ưu dung lượng và giúp máy chạy nhanh hơn.
Bạn có thể sử dụng Disk Cleanup hoặc phần mềm dọn dẹp để xóa file rác và gỡ các ứng dụng không dùng đến, giúp giải phóng dung lượng ổ cứng.
Bạn có thể dễ dàng tăng tốc Windows 10 bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager. Tại tab Processes, hãy chọn những ứng dụng không cần thiết nhưng đang chiếm nhiều tài nguyên, sau đó nhấn End task để tắt chúng.
Tiếp tục chuyển sang tab Startup và Disable các ứng dụng không cần chạy cùng khi khởi động máy. Điều này giúp Windows khởi động nhanh hơn và không bị quá tải ngay từ đầu.
Ngoài ra, đừng quên kiểm tra System Tray (góc phải màn hình), vì nhiều ứng dụng chạy ẩn cũng làm máy chậm. Chỉ cần click chuột phải vào ứng dụng không cần thiết và chọn Exit để giải phóng tài nguyên ngay lập tức.
Trước tiên, bạn hãy mở This PC (hoặc My Computer), sau đó nhấp chuột phải vào ổ đĩa cần xử lý và chọn Properties.
Trong cửa sổ mới hiện ra, bạn di chuyển sang mục Tools và chọn nút Optimize để bắt đầu tối ưu hóa ổ đĩa.
Khi bảng Optimize Drives xuất hiện, bạn chỉ cần nhấn Analyze all để hệ thống tự động phân tích và sắp xếp lại các file rời rạc, giúp ổ đĩa hoạt động mượt mà hơn và cải thiện rõ rệt hiệu suất của máy.
Mặc dù không thể tăng trực tiếp tốc độ xử lý của CPU, nhưng việc nâng cấp RAM sẽ giúp máy tính chạy mượt mà hơn, đặc biệt khi bạn mở nhiều ứng dụng cùng lúc. Với Windows 10 và Windows 11, bạn nên nâng cấp RAM tối thiểu lên 8GB để đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập và giải trí hằng ngày. Nếu thường xuyên chạy các phần mềm đồ họa hoặc đa nhiệm nặng, thì 16GB sẽ là lựa chọn tối ưu để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và không bị giật lag.
Để tiêu diệt virus và loại bỏ malware, bạn nên cài đặt phần mềm diệt virus hoặc các công cụ bảo mật uy tín. Một số lựa chọn phổ biến và dễ sử dụng có thể kể đến Avast, Malwarebytes hay Bitdefender – những cái tên thường xuất hiện trong danh sách top phần mềm diệt virus tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể quét và kiểm tra file hoặc đường link nghi ngờ thông qua các công cụ online như VirusTotal hay ESET để tăng cường lớp bảo vệ cho máy tính của mình.
Vệ sinh laptop định kỳ là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để loại bỏ bụi bẩn tích tụ bên trong và giúp CPU tản nhiệt tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên tra thêm keo tản nhiệt để CPU luôn "mát mẻ", hạn chế tình trạng chạy chậm và quá nhiệt. Thực hiện vệ sinh laptop khoảng 6 tháng/lần không chỉ cải thiện hiệu suất máy mà còn bảo vệ mainboard và kéo dài tuổi thọ các linh kiện bên trong.
Để tối ưu máy tính và luôn chạy mượt mà, bạn cần thường xuyên kiểm tra và cài đặt các bản Windows Update cũng như driver mới nhất. Với Windows Update, bạn chỉ cần vào Cài đặt (phím tắt Windows + I), chọn mục Cập nhật & Bảo mật, sau đó nhấn Windows Update và bấm Kiểm tra bản cập nhật. Nếu có bản mới, hãy tải xuống và cài đặt theo hướng dẫn trên màn hình để hệ thống của bạn luôn trong trạng thái tối ưu nhất.
Nếu bạn nhận thấy máy tính ngày càng chậm chạp, mất nhiều thời gian để khởi động hoặc mở ứng dụng, rất có thể ổ cứng HDD đã không còn đáp ứng tốt nhu cầu. Ổ cứng phát ra tiếng ồn, tỏa nhiệt nhiều, hoặc xuất hiện các lỗi như “Bad sector”, màn hình xanh cũng là tín hiệu cảnh báo bạn nên cân nhắc nâng cấp ngay.
Ngoài ra, nếu bạn cần không gian lưu trữ lớn hơn và muốn cải thiện toàn diện hiệu năng, SSD chính là lựa chọn tối ưu.
Nếu RAM không đủ dung lượng, máy tính thường xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng như chạy chậm, giật, lag, thậm chí treo máy hoặc xuất hiện màn hình xanh. Các ứng dụng phản hồi chậm, không thể mở hoặc thường xuyên thoát đột ngột, nhất là với các phần mềm nặng như game, đồ họa hoặc khi bạn mở quá nhiều tab trình duyệt.
Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ thấy máy thường xuyên đơ hoặc tự khởi động lại, không thể xử lý đa nhiệm mượt mà, và quá trình cài đặt ứng dụng mới trở nên khó khăn vì không đủ dung lượng. Trong trường hợp này, nâng cấp RAM không chỉ giúp máy chạy ổn định hơn mà còn tối ưu trải nghiệm sử dụng lâu dài.
Khi bạn nhận thấy hiệu năng của máy giảm sút rõ rệt, từ thời gian khởi động chậm, mở file lâu, đến thao tác trên các ứng dụng thường xuyên bị giật, lag. Thậm chí là màn hình nhấp nháy hoặc xuất hiện lỗi hiển thị. Nếu đã thử mọi cách tối ưu phần mềm nhưng vẫn không cải thiện, bạn nên cân nhắc nâng cấp sang máy mới với cấu hình tốt hơn.
Máy tính chạy chậm thường do quá tải phần mềm, ổ cứng và RAM không đủ, virus, hoặc bụi bẩn tích tụ bên trong. Với những cách xử lý trên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này và tối ưu máy tính của mình để trải nghiệm mượt mà hơn. Khám phá ngay các sản phẩm SSD, RAM và linh kiện máy tính chính hãng tại Hà Linh Computer để được tư vấn và nâng cấp thiết bị tối ưu nhất!