Để máy tính có thể hoạt động một cách ổn định và hiệu quả, việc có một nguồn máy tính chất lượng là không thể phủ nhận. Nguồn máy tính chính là trái tim của hệ thống, cung cấp năng lượng cần thiết để khởi động và duy trì hoạt động của tất cả các linh kiện bên trong. vì vậy, hiểu biết về nguồn máy tính và vai trò của nó là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về nguồn máy tính. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nguồn máy tính hay còn gọi là PSU là thành phần thiết yếu trong hệ thống, cung cấp năng lượng cho tất cả các linh kiện phần cứng và đảm bảo chúng hoạt động ổn định. Bộ nguồn chất lượng cao không chỉ kéo dài tuổi thọ của máy tính mà còn tăng hiệu suất làm việc. Nếu PSU gặp sự cố, bạn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như máy tính thường xuyên tắt đột ngột, tự động lại hoặc các linh kiện bị hỏng nhanh chóng. Vì vậy, lựa chọn một bộ nguồn đáng tin cậy là vô cùng quan trọng duy trì hoạt động suôn sẻ của máy tính.
Công suất tiêu thụ điện năng là yếu tố đầu tiên cùng quan trọng khi bạn bắt đầu tìm kiếm một bộ PSU phù hợp. Bạn cần xem xét công suất của bộ nguồn có để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ hệ thống không. Trong các linh kiện máy tính, card đồ họa là thành phần tiêu tốn hiệu năng nhiều nhất, vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý đến yêu cầu công suất của bộ phận này
Để giúp bạn dễ dàng ước lượng công suất nguồn cần thiết cho PC của mình, Hà Linh Computer đã tổng hợp một bảng tham khảo chi tiết dưới đây:
Dòng GPU - Card đồ họa |
Công suất nguồn khuyến nghị |
GTX1650 |
350W trở lên |
RTX570, GTX1650 SUPER, GTX1660 |
400W trở lên |
GTX1660 SUPER, GTX1660Ti |
450W trở lên |
RTX2060, RTX2060 SUPER, RX5700 |
500W trở lên |
RTX2070, RTX2070 SUPER, RX5700XT |
550W trở lên |
RTX2080, RTX2080 SUPER, RTX2080 Ti |
650W trở lên |
RTX3050, RTX3050 Ti, RTX 3060, RTX 3060 Ti,... |
700W trở lên |
RTX 3070, RTX3080, RTX4070, RTX4080,... |
750W trở lên |
RTX 3090 Ti, RTX4090 |
850W trở lên |
Ngoài card đồ họa, CPU cũng là linh kiện tiêu tốn nhiều điện năng, đặc biệt nếu bạn có ý định ép xung hoặc dựng cấu hình cao để chơi game. Đối với các trường hợp thông thường, công suất của CPU đã được chúng tôi tính vào bảng tổng hợp phía trên. Các linh kiện khác trong hệ thống máy tính tiêu thụ điện năng không quá đáng kể, với từng mức cụ thể sau:
CPU: từ 55 đến 150W
Card đồ họa: từ 25 đến 350W
Ổ đĩa: từ 15 đến 27W ( hiện nay còn rất ít người dùng ở đĩa)
HDD: từ 0.7 đến 9W
RAM: từ 2 đến 5.5W
Tản nhiệt: từ 0.6 đến 6W
Ổ SSD từ 0.6 đến 3W
Hà Linh Computer khuyên bạn nên chọn PSU có công xuất dư một chút để dễ dàng nâng cấp cấu hình sau này. Chọn một bộ nguồn mạnh mẽ không chỉ giúp hiệu suất làm việc ổn định mà còn kéo dài tuổi thọ của máy tính. Đặc biệt, Thương hiệu nguồn rất quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, nên chọn nguồn đến từ các hãng lớn và sản phẩm hiệu năng bền bỉ như Antec, MSI, ….
Khi lựa chọn mua nguồn máy tính, bạn sẽ thường thấy các nhãn đề cập đến “ 80 Plus Standard”, "80 Plus White", "80 Plus", "80 Plus Gold", hoặc thậm chí là "80 Plus Bronze". Những dòng chữ này đại đại diện cho hiệu suất của nguồn. Nếu các nguồn chuẩn 80 Plus càng cao thì sẽ càng tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, điều này thường đi kèm với với giá thành cao hơn với các loại nguồn thông thường.
Khi lựa chọn nguồn máy tính, bạn cần chú ý đến kích thước của nó vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lắp đặt. Một trong những kích thước phổ biến nhất là ATX, phù hợp với các yêu cầu thực tế của hệ thống máy tính.
Nếu bạn ưa chuộng sự nhỏ gọn và muốn tiết kiệm không gian, các loại nguồn SFX hoặc SFX - L là sự lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, khi mua nguồn máy tính, hãy kiểm tra kỹ chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vỏ máy tính để đảm bảo nguồn có thể lắp vừa và không gặp vấn đề về không gian
Nếu bạn đã quen thuộc với thế giới của nguồn máy tính, có lẽ bạn đã nghe đến các thuật ngữ “Modular”, “Non-Modular” và “Semi - Modular” trước đây. Những thuật ngữ này liên quan đến thiết kế cáp kết nối của nguồn.
Modular: Nguồn Modular cho phép người dùng tháo rời toàn bộ cáp kết nối. Loại thiết kế này thường được sử dụng trên các bộ nguồn cao cấp. Việc này giúp người dùng loại bỏ những sợi cáp không cần thiết, tạo ra không gian gọn gàng và sạch sẽ bên trong case. Đồng thời, cũng dễ dàng sử dụng các cáp nguồn tùy chỉnh để tạo ra một bộ case máy tính đẹp mắt hơn.
Non-Modular: Đây là loại thiết kế phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các dàn PC hiện nay.
Semi-Modular: Thiết kế này có các đường cáp chính như cáp 24 pin và cáp 8 pin không thể tháo rời, nhưng các dây còn lại có thể tháo rời tùy theo nhu cầu sử dụng.
Các loại thiết kế này thực ra không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dòng điện của nguồn. Việc lựa chọn nguồn phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và sở thích của người dùng
Khi chọn mua bộ nguồn, hãng sản xuất là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Bạn nên ưu tiên lựa chọn từ các nhà sản xuất uy tín như Asus, Gigabyte, Corsair, Cooler Master,.... Một mẹo nhỏ là trước khi quyết định, bạn có thể tham khảo các đánh giá trên mạng hoặc tìm hiểu và trải nghiệm của những người dùng trước đó. Hoặc cách đơn giản nhất là liên hệ trực tiếp cho Hà Linh Computer để nhận tư vấn nhanh chóng, chính xác và tận tình nhất.