Chắc hẳn những ai đam mê sáng tạo video, kỹ xảo điện ảnh hay làm motion graphics chuyên nghiệp chắc chắn đã từng nghe đến phần mềm Adobe After Effects (AE) – công cụ hàng đầu cho các nhà thiết kế đồ họa và dựng kỹ xảo hậu kỳ. Trong bài viết này, Hà Linh Computer sẽ giúp bạn hiểu rõ Adobe After Effects là gì, các tính năng nổi bật và cấu hình máy tính phù hợp nhất cho After Effects.
Adobe After Effects là phần mềm chuyên dùng để tạo hiệu ứng chuyển động (motion graphics) và xử lý kỹ xảo hình ảnh (visual effects - VFX) cho video. Phần mềm Adobe After Effects không phải là phần mềm dựng phim như Premiere Pro, mà là công cụ xử lý hậu kỳ chuyên sâu để mang lại những chuyển động và kỹ xảo ấn tượng trong video, quảng cáo, game, điện ảnh,...
After Effects ra đời lần đầu vào năm 1993 bởi Công ty CoSA. Sau đó, phần mềm này được Adobe mua lại vào năm 1994 và liên tục cải tiến qua từng năm. Đến nay, phần mềm Adobe After Effects là một phần không thể thiếu trong bộ Adobe Creative Cloud, được dùng rộng rãi bởi hàng triệu chuyên gia trên toàn cầu.
After Effects cho phép bạn tạo ra những chuyển động mượt mà cho chữ, biểu tượng, hình ảnh trong video, giúp chúng trở nên cực kỳ sống động và thu hút. Từ các hiệu ứng intro/outtro, logo animation cho đến infographic động đều được thực hiện một cách chuyên nghiệp và dễ dàng.
After Effects hỗ trợ các công cụ dựng kỹ xảo mạnh mẽ như camera tracking, 3D layers, particle systems để mô phỏng cháy nổ, ánh sáng, khói, hay một luồng năng lượng ma thuật... thường dùng trong phim ảnh.
Roto Brush 2: Tự động tách nhân vật hoặc đối tượng ra khỏi nền video một cách chính xác trong vài phút, đây là tác vụ có thể mất hàng giờ đồng hồ nếu thao tác thủ công.
Content-Aware Fill: "Xóa sổ" các vật thể không mong muốn (như micro, dây cáp, người qua đường...) khỏi cảnh quay và tự động lấp đầy khoảng trống bằng các chi tiết nền xung quanh một cách thông minh.
After Effects là phần mềm hàng đầu trong việc ghép nhiều lớp video/phim lại với nhau (compositing), đặc biệt là khi dùng chroma keying (xóa phông xanh), giúp bạn dễ dàng đặt nhân vật vào bất kỳ bối cảnh nào, dù là một bãi biển nhiệt đới hay một hành tinh xa lạ.
Nếu các công cụ có sẵn là chưa đủ, bạn có thể cài đặt thêm rất nhiều plugin từ bên thứ ba để bổ sung tính năng như dựng 3D thực, hiệu ứng ánh sáng nâng cao, mô phỏng vật lý,...
Với sức mạnh đa dạng, phần mềm Adobe After Effects là công cụ không thể thiếu cho rất nhiều ngành nghề trong lĩnh vực sáng tạo.
Nhà làm phim, dựng phim: Sử dụng After Effects để tạo kỹ xảo, hiệu ứng đặc biệt, credit phim, tiêu đề ấn tượng.
Designer, Motion Graphic Artist: Đây là công cụ chính để tạo ra các sản phẩm đồ họa chuyển động (motion designer) của những nhà thiết kế đồ họa.
Marketer, doanh nghiệp truyền thông: Dùng After Effects để sản xuất video quảng cáo, video giới thiệu sản phẩm, sáng tạo nội dung cho mạng xã hội một cách dễ dàng hơn.
Người học nghề thiết kế – sản xuất video: Nắm vững After Effects là một kỹ năng cốt lõi giúp các sinh viên, người mới học nghề có lợi thế cạnh tranh lớn khi xin việc.
Làm video quảng cáo, Video Marketing, TVC chuyên nghiệp: Tạo ra các đoạn phim quảng cáo bắt mắt, giàu hiệu ứng. After Effects hỗ trợ tạo hiệu ứng bắt mắt, chuyển động logo, intro video,... tăng giá trị thương hiệu.
Tạo intro/outro YouTube, livestream branding: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, dấu ấn cá nhân cho các kênh video bằng các intro/outro đẹp mắt.
Infographic động: Biến những con số, dữ liệu báo cáo nhàm chán thành các video đồ họa thông tin trực quan, dễ hiểu, cực kỳ thu hút người xem.
Kỹ xảo điện ảnh, trailer, thiết kế nhân vật hoạt hình, animation 2D/3D: Phần mềm Adobe After Effects có thể dùng để tạo nhân vật hoạt hình, xây dựng trailer hấp dẫn, kỹ xảo phim...Từ các đoạn phim ngắn đến các dự án điện ảnh lớn.
Dựng đồ họa động cho infographics & giáo dục: Tạo các video bài giảng, khóa học online, giúp nội dung học tập, đào tạo trở nên sinh động và dễ tiếp thu hơn.
Đây là câu hỏi kinh điểnphổ biến của người mới bắt đầu. Câu trả lời rất đơn giản: chúng không phải là 2 phần mềm cạnh tranh với nhau, mà là một bộ đôi phần mềm với mục đích sử dụng khác nhau, bổ trợ cho nhau.
Premiere Pro (PR): Dùng để dựng phim. Bạn có thể cắt, ghép, sắp xếp hàng trăm clip, thêm nhạc nền, chỉnh màu cơ bản để tạo thành một video hoàn chỉnh.
After Effects (AE): Dùng để tạo hiệu ứng. Đây là phần mềm để bạn xử lý một hoặc vài cảnh quay phức tạp, thêm kỹ xảo, đồ họa chuyển động rồi xuất bản (import) để đưa vào Premiere Pro.
Dùng Premiere Pro cho 90% công việc dựng video thông thường.
Dùng After Effects khi bạn cần tạo một đoạn intro, một cảnh cháy nổ, một đoạn text chuyển động...
Quy trình làm việc chuyên nghiệp nhất với 2 phần mềm này là sử dụng song song để khai thác hết những tính năng nội bật của chúng. Tính năng Dynamic Link cho phép bạn gửi một đoạn clip từ timeline Premiere Pro sang After Effects để xử lý, và mọi thay đổi trong After Effects sẽ tự động cập nhật lại trong Premiere Pro mà không cần render lại.
Phần mềm Adobe After Effects xử lý từng khung hình một cách riêng lẻ và áp dụng lên đó hàng chục, thậm chí hàng trăm lớp hiệu ứng. Cơ chế RAM Preview (xem trước video) đòi hỏi phải tải toàn bộ thông tin của các khung hình vào bộ nhớ RAM. Quá trình Render (xuất video) phải tính toán tất cả các hiệu ứng, chuyển động, ánh sáng... nên nó tận dụng tối đa sức mạnh của CPU, RAM và cả VGA.
Hệ điều hành: Windows 10 (64-bit) hoặc Windows 11 (64-bit).
CPU: Bộ xử lý Intel hoặc AMD 4 nhân.
RAM: 16 GB RAM.
Card đồ họa: Card đồ họa với 2 GB VRAM, hoặc 4GB trở lên để có hiệu suất tốt hơn.
Ổ cứng: Ổ cứng SSD 256GB trở lên, dung lượng trống 15GB.
Với cấu hình máy tính tối thiểu, bạn chỉ nên sử dụng trong quá trình học tập, để sử dụng After Effects trogn các công việc chuyên nghiệp, bạn vẫn cần nâng cấp cấu hình lên mức đề xuất.
Hệ điều hành: Windows 10 (64-bit) hoặc Windows 11 (64-bit).
CPU: Bộ xử lý Intel Core i7 hoặc AMD Ryzen 7 trở lên.
RAM: 32 GB RAM trở lên, tốt nhất là 64GB trở lên để xử lý các dự án lớn.
Card đồ họa: Card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 3050 hoặc tốt hơn, 4GB VRAM hoặc nhiều hơn.
Ổ cứng: Ổ cứng SSD 512GB trở lên, dung lượng trống 64GB trở lên, nên có thêm ổ HDD để lưu trữ.
Màn hình: Màn hình IPS có độ phân giải cao (1920x1080 trở lên).
Giá tham khảo tại Hà Linh Computer: 23,590,000đ
Thông số sản phẩm
✔ CPU Intel Core i5 13600K (14 nhân 20 luồng, up to 5.1GHz, 24MB Cache L3)
✔ RAM 32GB (16GB*2) DDR4 Bus 3200MHz
✔ VGA NVIDIA RTX 3060 12GB
Giá tham khảo tại Hà Linh Computer: 32,800,000đ
Thông số sản phẩm
✔ CPU Intel Core i5 14600K (14 Nhân 20 Luồng, Up to 5.3 GHz)
✔ RAM 32GB (16GB*2) DDR4 Bus 3200MHz
✔ VGA NVIDIA RTX4060Ti 16GB
Giá tham khảo tại Hà Linh Computer: 34,200,000đ
Thông số sản phẩm
✔ CPU Intel Core i7 14700K (20 Nhân 28 Luồng, Up to 5.6 GHz)
✔ RAM 32GB (16GB*2) DDR4 Bus 3200MHz
✔ VGA NVIDIA RTX4060Ti 16GB
Adobe After Effects thực sự là một công cụ quyền năng, mở ra cánh cửa đến với thế giới sáng tạo không giới hạn. Tuy nhiên, để khai thác hết sức mạnh của "phù thủy kỹ xảo" này, việc sở hữu một bộ máy tính đủ mạnh là điều kiện tiên quyết. Đó không phải là một khoản chi phí, mà là một khoản đầu tư thông minh cho sự nghiệp sáng tạo của bạn. Đừng để việc lựa chọn cấu hình làm bạn đau đầu, hãy liên hệ với Hà Linh Computer để được tư vấn lựa chọn cấu hình máy tính phù hợp với bạn!